7 điểm du lịch lễ hội tại Việt Nam được giới thiệu trên báo Anh trong đó có đền thờ Đức thánh Chử Đồng Tử. Lấp lánh dưới ánh đèn, rộn ràng những con đường tấp nập người qua lại vô cùng náo nhiệt – Hãy cùng chúng tôi điểm lại những dịp lễ tết khá thú vị của Việt Nam, đó là lời mở đầu trong bài viết của tạp chí Wanderlust nổi tiếng của nước Anh.
1.Lễ hội Chử Đồng Tử
Được đặt tên theo một trong bốn vị tứ bất tử của Việt Nam, lễ hội diễn ra tại đền thờ Chử Đồng Tử ở xã Dạ Hoa và Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Trong lễ hội có tổ chức múa rồng múa lân, biểu diễn võ thuật, hát chèo để tưởng nhớ đến đức thánh Chử Đồng Tử, người đã có công phát triển nền nông nghiệp tại Việt Nam.
Lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 10 đến 12 tháng 3.
2.Lễ hội đèn lồng tại Hội An
Lễ hội đèn lồng Hội An
Phố cổ Hội An nổi danh với các công trình kiến trúc cổ kính, đôi bên bờ sông náo nhiệt là di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Hằng tháng vào những ngày trăng tròn, ánh đèn điện sẽ được tắt đi, xe cộ không được phép di chuyển qua lại trên nhiều đoạn đường, nhường chỗ cho hàng nghìn ánh đèn lồng lung linh nhiều màu sắc tỏa sáng.
Hòa cùng bầu không khí lễ hội còn có rất nhiều trò chơi dân gian, ẩm thực phong phú và âm nhạc du dương. Tuyệt vời nhất là lễ hội này được tổ chức suốt cả năm.
3.Lễ hội chùa Thầy
Lễ hội chùa Thầy
Lễ hội chùa Thầy tổ chức từ ngày 11 đến 13 tháng 4 là lễ hội để tưởng nhớ về nhà sư Từ Đạo Hạnh ở huyện Quốc Oai, Hà Nội với những màn múa rối nước hay, độc đáo và những đoàn tăng lữ tuần hành của các nhà sư ở chùa Thầy.
Trong suốt cuộc đời mình, nhà sư Từ Đạo Hạnh đã hết mình hành nghề y, tích đức giúp nhân dân trong vùng. Ông còn là người đã phát minh nghệ thuật múa rối nước riêng của Việt Nam.
4.Festival Huế
Festival Huế
Festival Huế là sự kiện đặc biệt diễn ra hai năm một lần nhằm tưởng nhớ về những giá trị truyền thống lâu đời tại cố đô Huế. Tham gia lễ hội này, du khách sẽ được thưởng thức những màn biểu diễn nghệ thuật đường phố đặc sắc, ngâm thơ, các buổi trưng bày đầy màu sắc, hòa nhạc, chơi trống và xem các bộ phim lịch sử.
Festival Huế tổ chức từ ngày 20 tháng 4 đến 3 tháng 5.
5.Ngày đất nước thống nhất
Ngày đất nước thống nhất
Đây là dịp kỷ niệm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, hai miền Nam Bắc được thống nhất, 30 tháng 4 năm 1975. Vào ngày này, có rất nhiều lễ hội được tổ chức khắp đất nước Việt Nam, các thành phố lớn như: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP.HCM được trang hoàng lộng lẫy với các biểu ngữ, cờ quạt, đèn đường sặc sỡ. Vì đây là ngày nghỉ lễ chung, rất nhiều người cũng tranh thủ thời gian này về thăm gia đình.
6.Lễ Vu lan
Lễ Vu Lan
Là lễ hội phố biến khắp cả nước, đây là dịp để gia đình, những người thân kề cận bên nhau, tưởng nhớ về người đã khuất, cúng mâm cơm và dâng hoa tưởng nhớ. Một trong những địa điểm tập trung người dân nhiều nhất vào thời điểm này là chùa Vĩnh Nghiêm.
Lễ hội diễn ra vào ngày rằm tháng 7 hằng năm.
7.Tết Trung thu
Tết Trung thu
Tết Trung thu là một trong những lễ hội quan trọng nhất để mọi người thể hiện tình cảm gia đình tại Việt Nam. Đây là lúc các bậc cha mẹ sẽ bù đắp cho con cái sau những ngày mùa làm việc bận bịu. Ngày nay vào dịp này, trẻ em sẽ được nhận quà bánh, còn người nông dân thì mừng một mùa vụ bội thu.
Được tổ chức vào dịp trăng tròn(15 hoặc 16) – thể hiện sự viên mãn, giàu có – người dân thường ăn bánh trung thu – loại bánh nướng tròn có thịt, trứng muối, trái cây khô, các loại hạt khô.