Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới, những cải cách kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp – nông nghiệp. Nhu cầu về nguyên liệu hoá chất có tốc độ tăng trưởng sản xuất hằng năm là 15%, song chưa đáp ứng nhu cầu nội địa, tính cạnh tranh thấp so với các quốc gia trong khu vực (Thái Lan, Indonesia, Singapore) và trên thế giới. Ngày 25/9, Bộ Công thương phối hợp với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy các hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành hóa chất”. Phát biểu tại Hội thảo, TS. Chử Văn Nguyên – Trưởng ban Kỹ thuật Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhấn mạnh tính chủ động là điều kiện để doanh nghiệp phát triển, mạnh dạn trong đổi mới nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm thay thế sự thụ động và những hình thức sản xuất yếu kém trước đây. Hội thảo thu nhận nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đại biểu từ nhiều đơn vị, doanh nghiệp hóa chất.
Là đơn vị uy tín trong hỗ trợ doanh nghiệp quản lý chất lượng sản phẩm, tại Hội thảo TÜV NORD Việt Nam đưa ra các luận điểm khoa học về nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm ngành công nghiệp hóa chất. Trong phần trình bày:”Áp dụng và đánh giá tích hợp các hệ thống quản lý cho doanh nghiệp hóa chất nhằm nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh toàn cầu” Ông Lê Sỹ Trung -Tổng Giám đốc công ty TÜV NORD Việt Nam đã chỉ ra tính phù hợp của việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng đối với sản phẩm ngành hóa chất.
Đại diện TÜV NORD Việt Nam đưa ra một số nội dung về thực trạng áp dụng và chứng nhận các hệ thống quản lý trong ngành hóa chất. (ISO 9001: chiếm 3%, ISO 14001: chiếm 10,2% so với tổng Việt Nam- Theo ISO survey 2011). Điều này chothấy chưa nhiều doanh nghiệp hóa chất trong nước nâng cao năng suất và chất lượng hàng hóa chủ lực trên cơ sở áp dụng các giải pháp quản lý, ứng dụng khoa học về quản lý chất lượng, trong khi giải pháp này mang lại nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp. Bài phát biểu đã trích dẫn các con số thống kê của Hội thảo “Xây dựng mức chuẩn hiệu quả năng lượng trong công nghiệp hóa chất Việt Nam” ngày 12/7/2013, chỉ ra tiềm năng tiết kiệm năng lượng của các ngành hoá chất khi áp dụng ISO 50001 đến 40%. Cụ thể các giải pháp tiết kiệm năng lượng với chi phí thấp có thể tiết kiệm khoảng 3% -10% tổng năng lượng sử dụng. Điều này cho thấy tính hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng trực tiếp tác động đến sản phẩm và lợi ích của doanh nghiệp
(Ông Lê Sỹ Trung – Tổng Giám đốc công ty TÜV Nord Việt Nam tại Hội thảo)
Với tầm nhìn, chính sách hoạt động và kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp, TÜV NORD Việt Nam đã đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn mà ngành hóa chất đang gặp phải. Cải tiến hệ thống và hoạt động quản trị chất lượng là yếu tố cần thiết cho yêu cầu chất lượng, giá cả, dịch vụ, môi trường kinh doanh. Theo đó các doanh nghiệp cần được tiếp cận các hệ thống tiêu chuẩn ( ISO 50001, ISO 14064, ISO 27001…) và trợ giúp sử dụng hiệu quả các công cụ nâng cao năng suất và chất lượng (Lean (TPM); 6 Sigma; TOC: Lý thuyết các mặt ràng buộc). Các hệ thống quản lý chất lượng được dựa trên những tiêu chuẩn, nền tảng phù hợp với yêu cầu ứng dụng của doanh nghiệp.
Phát biểu tại Hội thảo, TS. Chử Văn Nguyên – Trưởng ban Kỹ thuật Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhấn mạnh tính chủ động là điều kiện để doanh nghiệp phát triển, mạnh dạn trong đổi mới nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm thay thế sự thụ động và những hình thức sản xuất yếu kém trước đây. Hội thảo thu nhận nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đại biểu từ nhiều đơn vị, doanh nghiệp hóa chất.
Như vậy để tháo gỡ những khó khăn trước mắt, hóa chất Việt Nam cần tích cực hơn nữa trong việc tiếp cận hệ thống quản lý, nâng cao nhận thức lợi ích, cải thiện năng lực quản lý và áp dụng hiệu quả các công cụ nâng cao chất lượng và năng suất hàng hóa.