Sau khi tham khảo ý kiến của Ban quản lý di tích và ý kiến góp ý của một số thành viên, chương trình Dâng lễ tại Đền Đa Hòa và họp Ban LLLT vào ngày Chủ Nhât mồng 9 tháng 2 năm Mậu Tuất (tức ngày 25/3/2018)
Kính gửi các thành viên Ban LLLT Họ Chử VN.
Đền Chử Đồng Tử bao gồm 2 đền: đền Đa Hòa thuộc thôn Đa Hoà, xã Bình Minh, và đền Dạ Trạch thuộc thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, Huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Cả hai ngôi đền đều thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân. Đền thờ Chử Đồng Tử có ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Tại huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội chừng 25km theo đê sông Hồng, có hai ngôi đền thờ Đức thánh Chử Đồng Tử, một ngôi đền nằm ở địa phận thôn Đa Hoà, xã Bình Minh, bên dòng sông Hồng nhìn ra bãi Tự Nhiên nơi nàng công chúa Tiên Dung xinh đẹp, con gái vua Hùng thứ 18 kỳ ngộ và nên duyên với chàng Chử nghèo khó; ngôi đền thứ hai thuộc địa phận thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, nơi chàng Chử cùng nhị vị phu nhân hoá về trời.
Sau khi tham khảo ý kiến của Ban quản lý di tích và ý kiến góp ý của một số thành viên, chương trình Dâng lễ tại Đền Đa Hòa và họp Ban LLLT vào ngày Chủ Nhât mồng 9 tháng 2 năm Mậu Tuất (tức ngày 25/3/2018) được thống nhất bố trí như sau:
* 10h45 – 11h00: Sửa soạn lễ vật và tập hợp đội ngũ
* 11h00 – 11h15: Dâng lễ
* 11h15 – 11h45: Gặp gỡ với Ban quản lý di tích và cụ Thủ từ
* 11h45 – 12h00: Di chuyển về địa điểm họp tại thị trấn Văn Giang
* Từ 12h00: Họp Ban LLLT
Một số thành viên chủ chốt lo sắm sửa lễ vật cần có mặt lúc 10h30 để làm công tác chuẩn bị.
Địa điểm họp Ban LLLT tại thị trấn Văn Giang sẽ thông báo sau.
Năm nay Đền Đa Hòa không tổ chức Lễ hội lớn mà chỉ tổ chức Lễ tế vào sáng ngày 10/2. Đền mở cửa từ sáng ngày 9/2 để khách thập phương đến lễ. Các chi, nhánh và gia tộc Họ Chử ở các địa phương nếu tổ chức đoàn đến lễ riêng trong ngày 9/2 thì cần làm lễ trước 10h30. Các thành viên Ban LLLT có điều kiện tham gia sự kiện cần thông báo trước ngày 23/3/2018 để bộ phận tổ chức nắm được số lượng người tham gia.
Tuy hai ngôi đền đều thờ đức thánh Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân, kiểu dáng kiến trúc truyền thống nhưng có sự khác biệt đáng kể. Ngôi đền Ða Hoà (được nhà nước xếp hạng di tích văn hoá năm 1962) nằm trên một khu đất cao, rộng, bằng phẳng hình chữ nhật có diện tích 18.720m² , cảnh quan đẹp, mặt quay hướng chính tây nhìn thẳng sang bãi Tự Nhiên. Tổng thể kiến trúc có 18 ngôi nhà mái ngói cổ như 18 con thuyền mũi cong tượng trưng cho 18 đời vua Hùng.
Ngọ môn gồm 3 cửa. Cửa chính là toà nhà 3 gian cao rộng, trên đỉnh nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt (chỉ mở cửa vào đại lễ). Hai cửa bên để đón khách gần xa. Qua sân Ðại là đến Ðại tế, toà Thiêu hương, cung Ðệ Nhị, cung Ðệ Tam và cuối cùng là Hậu cung. Toà Thiêu hương có kiến trúc cao, thoáng, trang nghiêm. Các đầu đao, bờ nóc chạm trổ tinh vi, đắp gọt tỉ mỉ, màu sắc rực rỡ cùng nhiều hình trang trí khác như rồng, sư tử. Cửa võng ở cung Ðệ nhị đều được chạm hình chim phượng, hoa cúc mãn khai và các hoa quả được sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Ðặc biệt các pho tượng đức thánh Chử Ðồng Tử và phu nhân được đúc bằng đồng rất đẹp.
Hiện nay đền Ða Hoà còn bảo tồn được nhiều di vật quý hiếm, trong đó có đôi lọ Bách thọ (một trăm chữ thọ không chữ nào giống chữ nào, khắc trên thành lọ bằng gốm), một cổ vật vô giá của dân tộc.
Đền Dạ Trạch nằm trong không gian thoáng đãng cạnh đầm Dạ Trạch (được nhà nước xếp hạng di tích năm 1989). Kết cấu chính từ ngoài vào trong gồm có lầu chuông, hồ bán nguyệt, qua sân là đến điện thờ gồm ba toà nhà. Toàn bộ nội, ngoại thất, kiến trúc ngôi đền toát lên nét cổ kính, linh thiêng.
Lễ hội Chử Đồng Tử được tổ chức từ ngày 10 đến 12 tháng hai âm lịch hàng năm ở cả hai ngôi đền này.