Ngay từ thủa ngồi trên ghế nhà trường tôi đã yêu thích thơ Thu Bồn bởi cảm xúc trữ tình hùng tráng, cao cả của tác giả và kích thước kì vĩ ở những nhân vật người chiến sĩ cách mạng trong các trang sách của Ông; bởi cái bi của sự tổn thất, hi sinh vì lí tưởng cao cả của nhân dân, của các anh hùng liệt sĩ; sự ra đi của lãnh tụ…
Tác giả đồng thời là người vẽ bìa và trình bày; 190 trang
Bây giờ lớn lên, tập tọng viết văn, viết báo, lân la theo đóm ăn tàn, cách đây đúng bằng một đời Kiều lưu lạc, lần đầu tiên tôi gặp Thu Bồn trong căn phòng tập thể 16 mét vuông của Trung Trung Đỉnh ở tạp chí” Văn nghệ quân đội” số 4 Lí Nam Đế- Hà Nội. Tác giả “Bài ca chim Chơ rao” đấy, lừng lững về vóc dáng, bồng bềnh mái tóc dài trên tảng trán cao, dô ngang tàng lãng tử, vừa dân dã lại vừa quí phái cao sang. Bữa ăn trưa dưới giàn thiên lí còn có thêm Chu Lai, Khuất Quang Thuỵ (Lê Lựu cứ nhởn nhơ ở vòng ngoài, phải mời hai ba lượt nhà văn mới chịu ngồi vào mâm. “Giang Minh Sài” tuyên bố: tớ chỉ ăn hai bát). Trong không khí vui vẻ của bữa ăn, có người đùa Thu Bồn về con đường tình ái đa đoan của Ông, Ông hùng hồn khẳng định: thì làm thằng đàn ông mà lại…
Vào một buổi chiều cách đây hơn ba năm, một người bạn thơ thông báo với tôi:” Bà Lí Bạch Huệ vợ ông Thu Bồn đi ra đây bán thơ cho chồng. Tớ vừa phải bấm bụng mua một quyển” Chao ôi! Đời nay còn có những người phụ nữ vĩ đại đến như vậy, còn có một tình yêu lớn lao đén như vậy ư? Bà Tú Xương hẳn sẽ ngậm cười nơi chín suối. Phận làm vợ đã phải hi sinh. Làm vợ nhà thơ nói riêng và nghệ sĩ nói chung thì sự hi sinh chịu đựng phải nhân thêm lên gấp nhiều lần… Hôm sau Lí Bạch Huệ tới gặp tôi. Ý định đã biết trước và tôi cũng đã sẵn sàng, nhưng tôi đùa:” Anh Thu Bồn là bạn của tôi…” Không đắn đo, do dự, bà Lí rút ngay một cuốn sách hí hoáy ghi lời đề tặng. Là người cũng đã từng đi bán sách, tôi thấm thía thế nào là nỗi nhọc nhằn, thậm chí nhiều khi tủi hổ của công việc này. Tôi nói thế nào bà cũng không nhận tiền sách. Tôi cảm động nhận ra rằng: sự vất vả lằn lội của bà không hoàn toàn vì mục đích kinh tế và có tiền chưa hẳn đã có quyền quát tháo, sai bảo người khác.Tôi đưa Lí Bạch Huệ tới thư viện. Cô Hà bảo mua 4 cuốn.(vì sách thì rất cần nhưng kinh phí không tuỳ tiện cho phép) 4 cuốn sách, một thạc sĩ chủ nhiệm khoa, nhà văn và một nghệ sĩ cẩi lương nổi tiếng phải chờ trong 3 tiếng đồng hồ vì thủ tục thanh toán. Tôi hoàn toàn bình tĩnh “kiên trì và nhẫn nại” Chỉ tội cho bà Huệ mà thôi… Chưa hết, một tiếng sau, tôi đi từ toà soạn: “Báo Gia Lai” về, tới cổng trường Phổ thông trung học bán công PBC thì thấy một người phụ nữ đang hì hụi đẩy xe hơi.Nhìn kĩ thì ra là Lí Bạch Huệ. Cái chuồng gà di động mới ở ga ra Sáu Dần ra (không biết của nhà hay của âcủay cuẩ người thuê để đi cho oai) theo đà xuống dốc (may thay) khói phun mù mịt (chỉ thua khói xe của HVHNT GL) Lí Bạch Huệ áo quần, mặt muũi nhem nhuốc, hổn hển thở không ra hơi nói lờ cảm ơn chân thành khi tôi đẩy xe giúp bà trên đôi môi sơn son thếp vàng rất đặc trưng của nghệ thuật cải lương….Bẵng đi một thời gian (khoảng 6 tháng sau) cứ ngỡ đấy chỉ là những lời giao tiếp lời nói gió bay, nào ngờ trong buổi sáng hội thảo văn xuôi bốn tỉnh Tây nguyên, tôi gặp lại Lí Bạch Huệ ở văn phòng Hôi VHNT GL. Lí tây bất mặt mừng bảo anh Thu Bồn gửi lời cảm ơn Đào… Buổi tối giao lưu với sinh viên sư phạm mới là một phần thưởng cao quí nhất với nghệ sĩ. Các chủ tịch Hội VHNT thì đoc thơ. Nhạc sĩ Trần Hoàn kể xuất xứ “Lời người ra đi” , “Lời ru trên nương” và hát. Hội trường Cao đẳng sư phạm chật ních tiếng vỗ tay hoan hô, tiếng cười động viên cổ vũ, ngưỡng vọng các vị thần nghệ thuật. Rồi là xin chữ kí, chụp ánh chung với nhà thơ Thu Bồn.Lúc ấy tôi mà là Lí Bạch Huệ cũng phải phát ghen lên vì sự ngưỡng mộ của công chúng với người thân yêu nhất của mình. Gần cuối buổi giao lưu, Thu Bồn đọc thơ. Không phải là những bài thơ đã in trong sách giáo khoa mà là những câu thơ vui chứng tỏ một thế giới tinh thần khác của nhà thơ. Tiếng vỗ tay (thậm chí có cả tiếng huýt sáo, tiếng reo hò) tán thưởng lại dội lên. Trong cơn ngây ngất của buổi tiệc thơ đêm đó, tôi còn nhớ láng máng hai câu Thu Bồn đọc, đại ý: cảm ơn em trao cho anh chiếc chìa khoá của tình yêu, nhưng anh ngờ đâu em còn có cả một chùm khác nữa.
Chử Anh Đào