Kim chỉ nam cho sự thành công của Hướng Mai, là hai chữ: Gia đình. “Thuận vợ, thuận chồng”, chưa đủ, “gia đình doanh nhân phật tử” đã chú trọng đề cao tinh thần “Hiếu hòa, Hiếu hạnh, Hiếu thuận”. Dễ thấy, “chữ Hiếu” gắn liền với lời đức Phật truyền dạy: “Hạnh Hiếu là hạnh Phật”.
Làng nghề Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh), nổi tiếng với các sản phẩm đồ gỗ thủ công mỹ nghệ cao cấp, chủ yếu được chế tác từ gỗ Gụ, gỗ Hương, gỗ Trắc, gỗ Mun, gỗ Sưa…
Làng nghề Đồng Kỵ nay đã khác xưa nhiều lắm. Nhà nhà phồn thịnh cùng nghề gỗ thủ công mỹ nghệ…
Hơn 6 năm, kể từ khi có quyết định thành lập thị xã Từ Sơn (kể từ năm 2008), chia tách xã Đồng Quang thành phường Trang Hạ và phường Đồng Kỵ, “Đồng Kỵ” giờ đã trở thành tên tuổi lớn trong “hệ sinh thái” làng nghề gỗ thủ công mỹ nghệ Việt.
Đồng Kỵ, được biết đến là một làng nghề có đông “giám đốc” nhất, và là làng giàu nhất trên địa bàn thị xã Từ Sơn nói riêng…
“Làn gió mới” nơi làng nghề Đồng Kỵ
Nhiều doanh nhân thành đạt đã được tôn vinh trong các chương trình dành cho “Thương hiệu truyền thống, gia truyền nổi tiếng”. Năm 2012, doanh nghiệp đồ gỗ mỹ nghệ Hướng Mai đã được vinh danh tại buổi lễ Tôn vinh Thương hiệu truyền thống, gia truyền nổi tiếng và Thương hiệu phát triển bền vững (lần thứ III, tổ chức tại nhà Hát Lớn, Hà Nội)
.
Lễ khai trương “Hướng Mai Center”
Chắc hẳn, ít người biết đến, một trong những doanh nghiệp điển hình nơi làng nghề Đồng Kỵ là “gia đình doanh nhân phật tử”. Đặc biệt, Giám đốc công ty Hướng Mai, ông Chử Văn Hướng, là hậu duệ của Chử Đồng Tử (một trong Tứ Đại Thánh Bất Tử đất Việt).
Tiếp nối những thành công, ngày 11/11/2014 (nhằm ngày 19/9/Giáp Ngọ), công ty Hướng Mai đã khai trương “Hướng Mai Center” tại thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Đây có thể coi là “siêu thị” đồ gỗ thủ công mỹ nghệ cao cấp lớn nhất từ trước đến nay ở làng nghề Đồng Kỵ. Hướng Mai Center như một làn gió mới, góp phần tạo tiền đề cho những mô hình kinh doanh hiện đại.
Việc tuyển chọn nhân tài ở Hướng Mai “đơn giản”: chỉ là nghệ nhân thôi, chưa đủ. Bạn cần đảm bảo “Tài – Tâm” song hành. Có Tâm với nghề, yêu nghề, “nhất nghệ tinh” thì công việc sẽ hiệu quả hơn, sản phẩm sẽ có hồn hơn…
Cụ Chử Văn Hân, 74 tuổi, Trưởng tộc dòng họ Chử ở Từ Sơn chia sẻ cùng con, cháu tại lễ khai trương
Kim chỉ nam cho sự thành công của Hướng Mai, là hai chữ: Gia đình. “Thuận vợ, thuận chồng”, chưa đủ, “gia đình doanh nhân phật tử” đã chú trọng đề cao tinh thần “Hiếu hòa, Hiếu hạnh, Hiếu thuận”. Và, dễ thấy, “chữ Hiếu” gắn liền với lời đức Phật truyền dạy: “hạnh Hiếu là hạnh Phật”.
Vợ chồng “Doanh nhân phật tử” Chử Văn Hướng và Vũ Thị Mai
Để thành tựu trong kinh doanh, tiêu chí Hướng Mai đưa ra phải đảm bảo:
Phúc-Đức hai chữ hài hòa
Tài-Tâm trọn vẹn, một nhà gắng công
Lợi tha, tích thiện, vun trồng
Giá trị bền vững mai sau muôn đời…
…“Mệnh tự tâm tạo, tướng tự tâm sinh”, sinh mệnh của mỗi người nằm trong tay chính người đó. “Không làm điều ác, gắng làm điều lành”, chỉ cần bạn làm được như thế thì vận may luôn đến với bạn, có thể trong cuộc sống hiện tại bạn gặp đôi chút trắc trở, nhưng hãy vững tin rằng, khi làm việc tốt lành thì tương lai bạn sẽ gặp điều tốt lành. Ngược lại, nói lời ác, làm việc ác, sớm muộn gì cũng gặp quả báo… (trích phần Lời nói đầu trong cuốn sách “Thiên Phật Phàm Sư” do phật tử Vũ Thị Mai sưu tầm và biên soạn)
Ông Chử Văn Hướng, Giám đốc công ty Hướng Mai, bà Vũ Thị Mai, Phó giám đốc công ty, đều là phật tử thuần thành, yêu mến đạo Phật, tinh cần nên thấm nhuần giáo lý nhà Phật. Ông, bà đã vận dụng hiệu quả tư tưởng, triết lý nhà Phật trong sự nghiệp.
Đại Thánh Bất Tử Chử Đổng Tử – “Người phật tử đầu tiên của nước Việt” (ít ai biết đến ông vốn nổi tiếng trong lĩnh vực thương mại, góp phần tạo nên dòng họ Chử, giàu có đứng thứ 5 ở Việt Nam thời bấy giờ). Đến nay, hậu duệ dòng họ Chử ở Từ Sơn có đến 234 đinh (cụ Chử Văn Hân, Trưởng tộc dòng họ Chử ở Từ Sơn cho biết), ai cũng thành danh, thành đạt.
Bên cạnh đó, Hướng Mai đã góp phần phục hưng những giá trị văn hóa, thẩm mỹ của làng nghề thủ công vốn đã phát triển từ thời Lý.
theo phatgiao.org.vn