Anh Chử Văn Biên (Văn Giang, Hưng Yên) cho biết, sở dĩ trà cổ đươc ưa chuộng là bởi có hoa trà có bông to, mùi thơm dịu với nhiều màu sắc khau nhau rất đẹp mắt. Một năm, cây trà thường ra một vụ hoa nhưng nở rất bền, đẹp, mỗi lứa kéo dài trong khoảng 3-4 tháng.
Cây trà lựu với hoa nở rực rỡ, đẹp mắt có giá đắt đỏ bậc nhất
Trong vườn nhà anh Biên, cây trà cổ đắt nhất được trả giá lên tới 120 triệu, những cây tầm trung có giá từ 20-40 triệu đồng, tùy loại cây và tuổi đời.
Dù được trả giá cao nhưng anh Biên không bán
Trên thị trường hiện nay, những cây trà lựu cổ thụ còn lại rất ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay
Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại trà cổ như: trà phấn hồng, trà lựu, trà bạch nhụy, trà thâm, trà vàng… mỗi loài hoa lại có một vẻ đẹp khác nhau. Trong đó, cây trà càng có tuổi đời lâu năm, hoa đẹp, dáng thế độc lạ càng được trả giá cao.
Hiện nay, tại Văn Giang (Hưng Yên) những cây trà có tuổi đời từ 40-60 năm tuổi rất ít, chỉ còn sót lại trong một vài nhà vườn lớn. “Do giống trà có bộ rễ yếu, chịu nắng kém, kén đất trồng và rất khó nhân giống nên loại trà cổ thụ rất hiếm. Chính vì thế, mỗi cây hoa trà cổ, tuổi đời lâu năm thường được bán với giá từ vài chục đến vài trăm triệu đồng”, anh Biên nói.
Năm nay, vườn nhà anh Biên có khoảng 200 gốc trà cổ, đến thời điểm này khách đã đặt mua gần hết chỉ còn lại khoảng 50 cây.
Trà bạch với màu trắng tinh khôi, cánh hoa dày, tròn đầy bung nở rực rỡ tượng trưng cho vẻ đẹp thuần khiết
Chủ vườn này cũng cho hay, mỗi loại hoa trà có ý nghĩa biểu tượng riêng. Trong đó, loại trà vàng được mệnh danh là “nữ hoàng”, với màu sắc như nắng vàng rực rỡ, mang đến sự may mắn. Trà bạch với màu trắng tinh khôi, cánh hoa dày, tròn đầy bung nở rực rỡ tượng trưng cho vẻ đẹp thuần khiết. Ngược lại, trà lựu với cánh đỏ rực rỡ lại biểu tượng cho sự cao quý. Trước đây, trong nhà các vua quan, quý tộc thường hay trồng trà cảnh trong vườn như một biểu tượng cho cuộc sống giàu sang, tao nhã.
Theo anh Biên, trà cổ có bộ rễ yếu, kén đất nên rất khó nhân giống
Hoa trà ưa “nửa sáng, nửa tối”, mùa đông cây sinh trưởng tốt nhưng không thích hợp ở nhiệt độ trên 20 độ C nên phải có cách che chắn và điều tiết nhiệt độ phù hợp.
Theo anh Biên thú chơi trà cổ nở rộ trong một vài năm trở lại đây và nhanh chóng gây “sốt”, được nhiều người tìm mua. Dịp Tết Kỷ Hợi năm nay, vườn nhà anh Biên có khoảng 200 gốc trà bán Tết với đủ loại khác nhau. Đến thời điểm này, khách đã đặt mua gần hết chỉ còn khoảng 50 cây. Trong đó, cây đắt nhất có giá là 120 triệu đồng, loại bình dân dao động từ 15-40 triệu đồng. Một số loại cây trà quý, hiếm trên thị trường với tuổi đời lâu năm như: trà lựu, trà vàng… anh Biên không bán mà chỉ cho thuê.
“Trà lựu hay còn gọi là trà lựu có hoa màu đỏ những hạt lưu và cánh hoa hơi xoăn. Đây là giống hoa cổ của Việt Nam nên rất quý, hiếm. Hiện nay, trên trường, trà lựu không nhiều do khó chăm sóc và nhân giống. Vì thế, một cây trà lựu tuổi đời trên 20 năm có thể có giá lên tới cả trăm triệu và được xem như “báu vật”, anh Biên nói.
Trong vườn nhà anh Biên, cây trà cổ đắt nhất được trả giá lên tới 120 triệu, những cây tầm trung có giá từ 20-40 triệu đồng, tùy loại cây và tuổi đời.
Hoa trà kén người chơi vì không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa cũng như cách chăm sóc của loài hoa vương giả này
Chủ vườn này cũng chia sẻ, trà cổ kén người chơi vì không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa cũng như cách chăm sóc của loại hoa vương giả này. Hoa trà ưa “nửa sáng, nửa tối”, mùa đông cây sinh trưởng tốt nhưng không thích hợp ở nhiệt độ trên 20 độ C nên phải có cách che chắn và điều tiết nhiệt độ phù hợp.
“Chỉ tính riêng thời gian đeo nụ cũng tầm 6-7 tháng rồi mới nở nên hoa trà không dành cho những người nóng vội. Chơi trà phải kiên trì, hiểu được ý nghĩa, giá trị của từng loại hoa, có như thế mới cảm được hết vẻ đẹp tinh tế, kiêu sa của loài hoa này.
Chỉ tính riêng thời gian đeo nụ cũng tầm 6-7 tháng rồi mới nở nên hoa trà không dành cho những người nóng vội.
Chơi trà phải kiên trì, hiểu được ý nghĩa, giá trị của từng loại hoa, có như thế mới cảm được hết vẻ đẹp tinh tế, kiêu sa của loài hoa này.
Màu trắng tinh khiết của trà bạch cổ
Không chỉ riêng nhà vườn anh Biên, tại nhiều nhà vườn khác ở Văn Giang Hưng Yên, thời điểm này cũng tấp nập khách đến vườn đặt mua trà cổ. Tuy nhiên, hiện tại chỉ còn lại các cây tầm trung, những cây lâu năm, dáng thế đẹp mắt đã được khách đặt mua từ vài tháng trước đó.
“Những cây trà đẹp, quý hiếm dù có giá vài trăm triệu nhưng không phải ai muốn mua cũng có. Loại rất ít ỏi, chỉ đếm trên đầu ngón tay nên nếu thích, khách phải đặt cọc tiền trước Tết vài ba tháng mới mua được”, ông Tử – chủ một nhà vườn ở Văn Giang (Hưng Yên) tiết lộ.
Hiện nay, hầu hết những cây trà đẹp, tuổi đời lâu năm đã có khách đặt chơi Tết.
Anh Trung (37 tuổi, Hà Nội), cho biết, anh rất thích vẻ đẹp của cây trà cổ nên dịp Tết năm nay muốn mua một cây làm cảnh, trưng bày trong nhà. “Cách đây 1 tháng tôi đã phải chuyển tiền, đặt mua một cây trà bạch với giá 30 triệu đồng. Loại trà này hương thơm dịu, cánh hoa đẹp, màu sắc rất tinh tế, nên hy vọng trưng bày trong năm mới cũng sẽ mang đến mọi sự may mắn, thuận lợi”, anh Trung nói.
Hà Trang – Toàn Vũ